CHÍNH SÁCH TRÙNG LẶP VÀ ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

  1. Chính sách trùng lặp: Trong trường hợp phát hiện trùng lặp, Tạp chí có quyền yêu cầu tác giả giải trình, chỉnh sửa hoặc ngay lập tức từ chối bản thảo/thu hồi bài báo. Các hành vi sau đây bị coi là vi phạm:
  2. Đưa vào bản thảo/bài báo của tác giả các đoạn văn, số liệu, hình ảnh hoặc các thông tin khác từ các công trình nghiên cứu hoặc bài báo đã xuất bản của người khác mà không trích dẫn nguồn gốc của công trình, bài báo đó;
  3. Cung cấp một cách không rõ ràng, không chính xác về nguồn thông tin được sử dụng lại trong bản thảo hoặc bài báo;
  4. Trích dẫn đúng quy định nhưng bản thảo/bài báo có tỉ lệ trùng lặp trên 30%. Bao gồm cả việc dịch tài liệu từ ngôn ngữ khác sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh;
  5. Các hành vi khác trái với pháp luật hiện hành về bản quyền, sở hữu trí tuệ.
  6. Chính sách về đạo đức nghiên cứu: Tác giả có trách nhiệm quản lí các yếu tố về đạo đức nghiên cứu. Tạp chí có quyền yêu cầu tác giả công khai và cung cấp những tài liệu, minh chứng khi cần thiết. Khi không đủ minh chứng, Tạp chí có quyền từ chối đăng bài. Các hành vi sau đây là vi phạm về đạo đức trong nghiên cứu:
  7. Những nghiên cứu khoa học gây nên tổn thương không thể khắc phục cho con người, động vật sống và môi trường;
  8. Đối xử không công bằng với các thành viên nghiên cứu, có hành vi phân biệt chủng tộc;
  9. Nêu đích danh và đưa vào nội dung bản thảo/bài báo các hình ảnh, thông tin liên quan đến cá nhân mà không được sự cho phép của họ;
  10. Nội dung nghiên cứu sử dụng giao tử người, tế bào gốc, phôi người và các vật liệu liên quan, nội tạng hoặc các cơ quan trên cơ thể người mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.